
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ cai nghiện ma túy tự nguyện Lê Hà Nguyễn có địa chỉ tại tổ 5, KP 3 ,Thị trấn Trảng bom, huyện Trảng bom , tỉnh Đồng nai tổ chức quy trình gồm 4 giai đoạn:
1 . Giai đoạn tiếp nhận, phân loại.
2 . Giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
3 . Giai đoạn giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi nhân cách.
4 . Giai đoạn phòng chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
NỘI DUNG CỤ THỂ
1 . Giai đoạn tiếp nhận phân loại, bao gồm :
- Tư vấn cho người nghiện ma túy tự nguyện ( gọi tắt là học viên ), gia đình học viên về phương pháp cai nghiện, vai trò, trách nhiệm của gia đình để động viên người thân họ sằn sàng cai nghiện, đồng thời thông báo cho học viên và gia đình học viên biết quy chế hoạt động của trung tâm, chế độ dành cho học viên , chi phí , những hỗ trợ từ trung tâm ( nếu có ) .
- Khám, đánh giá tình trạng tổng quát sức khỏe ban đầu, phát hiện những bệnh lý của học viên và lập hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định theo Thông tư này. Thông báo cho học viên và gia đình biết về tình trạng sức khỏe lúc đăng kí và những việc cần làm đối với học viên không đủ điều kiện nhận vào Trung tâm .
- Kiểm tra đồ dùng cá nhân của học viên, loại trừ các chất ma túy kể cả chất gây nghiện các thuốc có dẫn suất từ ma túy, nhóm chất dạng thuốc nghiện ,những vật dụng sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho học viên trong quá trình cai nghiện và những vật dụng khác theo nội quy của Trung tâm .
- Xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sỹ, như là siêu âm, điện tim, điện não …
- Căn cứ vào hồ sơ bệnh án, các kết quả xét nghiệm và các tài liệu khác có liên quan, cán bộ tiếp nhận phân loại đối tượng theo mức độ nghiện và loại ma túy sử dụng, tình trạng sức khỏe để tiếp nhận và bố trí vào các khu điều trị.
- Lập kế hoạch cai nghiên cho từng người nghiện ma túy dựa trên các căn cứ vào loại ma túy sử dụng, thời gian sử dụng ma túy, nguyên nhân nghiện ma túy và các rối loạn tâm lý của người nghiện ma túy .
2 . Giai đoạn điều trị cắt cơn ,giải độc ,điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội :
- Học viên được chuyển vào khu vực riêng tại Trung tâm để điều trị cắt cơn giải độc và điều trị các nhiễm trùng cơ hội. Giai đoạn này do Bác sỹ chuyên khoa và các điều dưỡng kinh nghiệm phụ trách .
- Trung tâm áp dụng các bài thuốc đông y hoặc thuốc từ dược liệu đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành và Hướng dẫn điều trị hỗ trợ cắt cơn hoặc hướng dẫn điều trị cai nghiên ma túy đã được Bộ Y tế ban hành để thực hiện việc cắt cơn giải độc cho học viên .
- Phối hợp với các biện pháp điều trị khác như biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu, giúp cho học viên bớt lo âu làm giảm hội chứng cai.
- Tuân thủ các quy định của Bộ Y tế trong thời gian điều trị cắt cơn giải độc. Giai đoạn điều trị cắt cơn giải độc, kéo dài khoảng từ 10 – 20 ngày tùy theo sức khỏe, tình trạng nghiện của học viên sau đó tổ chức xét nghiệm, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì tiếp tục điều trị cho đến khi xét nghiệm là âm tính. Trong thời gian điều trị cắt cơn, giải độc nếu học viên có các triệu chứng ảnh hưởng tới các dấu hiệu sinh tồn đột xuất như sốt cao kéo dài, mạch huyết áp không ổn định, khó thở …. Trung tâm sẽ chuyển viện cấp cứu theo tuyến chuyên khoa , hoặc mời hội chẩn (nếu có).
- Tổ chức đăng kí điều trị cho người nghiện ma tuý nhiễm HIV hoặc bị bệnh lao tại tuyến y tế huyện, thành phố hoặc những nơi có thẩm quyền điều trị (nếu có). Điều trị các bệnh khác theo đúng phác đồ do Bộ Y tế quy định.
- Trong thời gian này hạn chế việc thăm viếng, tiếp xúc thân nhân và bạn bè để tập trung cho việc cắt cơn giải độc đạt hiệu quả tốt. Đảm bảo dinh dưỡng tốt để phục hồi thể lực cho học viên.
- Tách biệt khu nam nữ, trẻ vị thành niên, người có bệnh. Các loại chăn màn, quần áo được giặt tẩy đảm bảo hợp vệ sinh .
3. Giai đoạn giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi nhân cách

- Thực hiện liệu pháp tâm lí tập thể như tổ chức truyền thông giáo dục sức khoẻ về các bệnh nhiễm trùng cơ hội HIV/AIDS và các bệnh, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho học viên.
- Tư vấn cho học viên về điều trị nghiện ma tuý, giúp họ có cơ hội tìm hiểu về tác hại của ma tuý và hậu quả của việc sử dụng ma tuý, đồng thời thảo luận với từng người nghiện ma tuý về kế hoạch điều trị phù hợp nhất với hoàn cảnh và điều kiện của từng người.
- Nói chuyện chuyên đề về đạo đức, trách nhiệm với gia đình và xã hội về tác hại của nghiện ma tuý. Các hoạt động phong phú như sinh nhật, ca hát văn nghệ quần chúng, thể hiện tình yêu thương của tập thể với cá nhân và trách nhiệm của cá nhân với tập thể đó như một gia đình.
- Tổ chức cho học viên học tập về đạo đức, lối sống, học văn hoá học tập về quyền và nghĩa vụ công dân tìm hiểu luật phòng chống ma tuý và các văn bản pháp luật khác, rèn luyện, tác phong, lối sống lành mạnh không ma tuý.
- Ngoài ra có thể dùng các phương pháp trị liệu tâm lí khác như dưỡng sinh, thiền, khí công trong trị liệu tập thể.
- Thực hiện liệu pháp tâm lí nhóm : tổ chức người nghiện ma tuý thành từng nhóm : nhóm cùng hoàn cảnh, nhóm cùng tiến bộ. Tại nhóm , người nghiện ma tuý có thể bày tỏ những tâm tư, vướng mắc, lo âu để mọi người trong nhóm cùng thảo luận tìm cách giúp đỡ xoá bỏ sự cô độc mặc cảm thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở và chia sẻ giữa mọi người.
- Các hoạt động này được duy trì thường xuyên hàng ngày hàng tuần hàng tháng và do các chuyên gia có kinh nghiệm hợp tác.
- Thực hiện liệu pháp tâm lí cá nhân : tổ chức hoạt động tư vấn cá nhân giúp người nghiện ma tuý tháo gỡ những vướng mắc về gia đình, sức khoẻ, bệnh tật.
- Thực hiện liệu pháp lao động : tổ chức cho người nghiện ma tuý tham gia các hoạt động lao động hàng ngày như dọn vệ sinh giường, màn cá nhân, chăm sóc cây trồng cây các hoạt động lao động khác nhằm giúp học viên hiểu được giá trị của sức lao động và phục hôi sức khỏe .
- Liệu pháp thể dục – thể thao, vui chơi giải trí thông qua các hoạt động như : bóng đá, bóng chuyền, văn hóa – văn nghệ, xem ti vi và các loại hình thể thao, giải trí khác. Những hoạt động trị liệu trên được lặp lại hàng ngày, xen kẽ với lao động trị liệu, duy trì hàng ngày từ 6 tới 22 giờ ( trừ giờ nghỉ trưa, ăn trưa, ăn tối ).
- Trong giai đoàn này trở đi việc ăn uống dinh dưỡng của học viên tương tự như người bình thường, những người có bệnh lí đặc biệt như tim, thận, huyết áp, tiều đường sẽ có chế độ ăn phù hợp.
- Thời gian thăm viếng tiếp khách và gia đình theo quy định của trung tâm mỗi tuần 1 lần, hoặc theo nhu cầu được Ban Giám đốc xem xét, chấp thuận.
4. Giai đoạn phòng, chống tái nghiện chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng
- Tư vấn các biện pháp phòng, chống tái nghiện cho người nghiện ma túy, các bài học từ chối sử dụng ma túy khi về cộng đồng, sử dụng thuốc chống tái nghiện nếu có nhu cầu.
- Kiểm tra sức khỏe trước khi rời trung tâm và tổng kết bệnh án.
- Những học viên đang điều trị nhiễm HIV, bệnh lao hoặc các bệnh khác sẽ được lập phiếu chuyển tới các điểm điều trị của ngành y tế tại cộng đồng để họ được tiếp tục được điều trị.
5. Thời gian thực hiện quy trình cai nghiện
- Giai đoạn tiếp nhận, phân loại, điều trị cắt cơn, giải độc là 25% thời gian.
- Giai đoạn điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội là 25% thời gian.
- Giai đoạn giáo dục, tư vấn phục hồi hành vi, nhân cách là 30 % thời gian.
- Giai đoạn phòng chống tái nghiện , chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng là 20 % thời gian.
6. Các hoạt động hậu cần phục vụ cho trung tâm
- Nhân viên y tế và bảo vệ được chia thành ca kíp, đảm bảo có nhân sự thường xuyên theo dõi và chăm sóc học viên, an toàn trật tự trung tâm.
- Các loaị thực phẩm sử dụng tại trung tâm có nguồn gốc rõ rang, đảm bảo an toàn về thực phẩm và được cấp giấy chứng nhận theo quy định.
- Nguồn nước sử dụng cho học viên đạt vệ sinh, được kiểm nghiệm mỗi tháng/8 lần. (1 tuần / 2 lần)
- Việc khử khuẩn, tẩy uế tại trung tâm được thực hiện hàng tuần. Các loại rác thải y tế được xử lí theo quy định.
- Đảm bảo nguồn điện đáp ứng yêu cầu cho học viên trong thời gian đang điều trị và điều dưỡng. Thời gian cúp điện và chạy máy thay thế không quá 10 phút.