Mổ não để xóa vùng thèm nhớ và tìm kiếm ma túy đã được thử nghiệm ở một số nước tiên tiến nhưng kết quả không như mong đợi. Tại Trung Quốc, phương pháp này cũng đã không còn được áp dụng. Để ông hiểu rõ phương pháp này tôi xin trích lại bài “Mổ não thể hiện sự bế tắc” của bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương:
…“MỔ NÃO THỂ HIỆN SỰ BẾ TẮC”
(ANTĐ) – Mổ não có thể xóa được vùng nhớ, cảm giác thèm, “đói” ma túy…? Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia cho biết:
– Phương pháp mổ não đã được nhiều nước có nền y học phát triển nói tới từ lâu và đấy là giả thiết các nhà khoa học có quyền được thử nghiệm nếu họ tuân thủ các điều kiện về y đức, sự cho phép của người bệnh. Nhưng vấn đề chữa nghiện ở con người không đơn giản.
Người ta có rất nhiều thứ để nghiện: rượu, thuốc lá, game… trong khi trung tâm gây nghiện lại nằm ở một chỗ, cứ rạch, cắt sẽ dễ dẫn đến các chức năng khác bị ảnh hưởngvà người bệnh có nguy cơ bị tàn phế. Mổ não theo tôi là thể hiện sự bế tắc, hết cách chữa trị, thì phải cắt bỏ, rạch phần đó đi…
– Nhiều nước trên thế giới đã dùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại xác định vùng não bị tác động bởi chất gây nghiện, sau đó dùng các phương pháp trị liệulàm mất khả năng thèm ma túy, làm mất hình ảnh của ma túy trong trí nhớ người nghiện. Thực tế việc mổ não có đem lại tác dụng này không?
– Bản thân não rất huyền bí và người ta cũng chưa thể xác định được khu vực nào cụ thểbị tác động bởi ma túy. Các chất dạng thuốc phiện khi vào cơ thể đều chuyển hóa thành morphine rồi vào máu. Thời gian bán phân hủy của morphine khoảng 2 giờ 30 phút.
Sau 24 giờ, 90% morphine bài tiết ra ngoài, chỉ một lượng nhỏ vào hệ thần kinhtrung ươngvà đến các điểm tiếp nhận, có thể là muy, kappa, sigma… nhưng các điểm tiếp nhận muy là chủ yếuvà nằm rải rác ở não, tập trung nhiều nhất ở vùng dưới đồi, có một ítở hệ thần kinh thực vật.
Cần hình dung, Mỹ, Anh, Pháp… người ta đã đổ hàng tỷ đôla nghiên cứu, áp dụng rất nhiều các phương pháp chữa nghiện ma túy nhưng đều chưa thành công.
Ở đây có nhiều nguyên nhân, trong đó phải xét đến 3 yếu tố chính: sinh học, tâm lý và môi trường xã hộisong thường người ta chỉ chú trọng vào một mặt của vấn đề… Tại sao có những người nghiện không cần thuốc, không cần rạch não vẫn cai được?!
Bản thân các phương pháp điều trị cai nghiện hiện nay, cũng chỉ là hỗ trợ cắt cơn, chống tái nghiện chứ không phải là chữa được nghiện. Các phương pháp cai nghiện đều phải được nghiên cứu cận lâm sàng trên súc vật, sau thử nghiệm trên người tình nguyện, được đa trung tâm phối hợp nghiên cứu, kiểm chứng.
Có thể vấn đề, dù bằng mọi cách để điều trị, người nghiện vẫn tái nghiện nên người ta cho rằng cần phải rạch não, xóa vùng nhớ làm mất đi phản xạ có điều kiện khi nhận biết các hình ảnh liên quan đến ma túy, để họ không nghiện…
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bản chất nghiện ma túy là một loại bệnh tâm thần mãn tính, do đó như trên tôi đã nói, nếu tác động vào nãosẽ dẫn đến ảnh hưởng các chức năng khác.
Còn với một số người đã phẫu thuật mà chưa tái nghiện, vẫn chỉ là hiện tượng. Kết quả thống kê mới có ý nghĩa, mới nói lên giá trị, phương pháp có hiệu quả hay không. Việc ở nước này, nước khác có thử nghiệm mổ não, chưa có sự điều tra, nghiên cứu thì khó xác định.
Ngay Trung Quốc là một nước có nền y học cổ truyền lâu đời, họ cũng vẫn dùng thuốc methadone là một dạng thuốc gây nghiện thay thế nhằm mục đích giảm hại cho những người nghiện chất dạng thuốc phiện cũng như cho cộng đồng (giảm hoạt động tội phạm liên quan tới ma túy, giảm lây nhiễm HIV, viêm gan B, C… do tiêm chích chất dạng thuốc phiện gây ra).
Vấn đề không phải mổ não là xóa được cảm giác thèm, nghiện. Thế giới 100 năm qua đã chiến đấu quyết liệt với ma túy mà vẫn… thất bại. Đây là quá trình lâu dài. Uốn một cái cây còn tốn bao nhiêu công sức nữa là thay đổi thói quen, nhận thức lệch lạc của một con người.
Phương pháp sử dụng thuốc đối kháng giúp người nghiện không thèm, không tìm kiếm ma túybằng mọi giá cùngcác liệu pháp tâm lý giáo dục, tư vấn, hỗ trợ việc làm…giúp người bệnh có suy nghĩ đúng, tin tưởng vào gia đình, cộng đồng và thầy thuốc, quyết tâm sửa chữa tập tính sử dụng ma túy mới là biện pháp đồng bộ hữu hiệu nhấtđối với công tác phòng, chống ma túy, giúp người nghiện ma túy không tái nghiện và sống lành mạnh tại cộng đồng.